CÔNG TY TNHH TM DV VƯỜN XINH_(QUẬN 7- TPHCM)
vuonxinhgardenshop@gmail.com 0913 723 236

08-08-2020 09:13

Hoa hồng là loài hoa đẹp, mùi hương thơm tuyệt vời..do đặc tính là Hoa ra quanh năm và đa dạng về màu sắc . Ngược lại Cây hoa hồng là loại cây nhạy cảm, dễ nhiễm nhiều loại bệnh và thu hút nhiều loại côn trùng loại hút chích, loại côn trùng khó trị nhất. Nhưng riêng về bệnh đen thân chiếm tỷ lệ cao nhất dẫn đến chết cây vào mùa mưa, nhất là khu vực Nam Bộ, Do vậy khi hoa hồng nhà bạn khi bị đen thân thì nhanh chóng tìm cách chữa trị và phòng ngừa.

1. Biểu hiện của bệnh đen thân trên cây hoa hồng

  • Trên đầu của những nhánh cắt có màu vàng chuyển dần về hướng gốc, trước tiên xuất hiện những chấm đỏ sau đó có thể chuyển sang màu nâu hoặc thân đen.
  • Thân cây có những lấm chấm màu tím dọc theo chiều dài. Chúng có thể phát triển thêm khiến cả một đoạn thân bị tím đen.

hoa hong bi den than

    Đốm đen hoặc tím lấm chấm xuất hiện trên thân cây hoa hồng

2. Nguyên nhân gây bệnh

  • Nguyên nhân chính là bởi vì sau những trận mưa kéo dài. Kết hợp nhiệt độ nắng nóng thất thường, độ ẩm cao lâu ngày khiến bộ rễ của cây bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này tác động tới khả năng phòng thủ sinh học. Cùng với đó là sự xuất hiện của các loại nấm bệnh, vi khuẩn vốn tồn tại trong lòng đất ( nấm, giun, sùng,..). Chúng xâm nhập thông qua các vết cắt cành và gây hại cho cây. Đặc biệt khi cây Hoa hồng nào bị Rệp vảy thì khả năng đen thân mùa mưa cao nhất, do thân cành bị Rệp hút chích làm tổn thương phần bì, vỏ làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào ngay sau cơn mưa.
  • Khi các bạn cắt tỉa cành, sang chậu vào mùa mưa mà không bôi Keo liền sẹo ( Có thể dùng TreeSeal hoặc Keo Mỹ Tiến..) 
  • Ngoài ra còn do chất trồng thiếu độ thoáng xốp, giữ nước, hoặc do tưới tiêu nhiều quá gây úng thối rễ. Vi khuẩn xâm nhập vào trong mạch cây hoa hồng, gây khô tắc mạch. Vì thế khiến cây bị thiếu dinh dưỡng do không được cung cấp dưỡng chất. Các vết đen sẽ lan rộng ra, vỏ cây nhăn nheo, mầm cây bị héo rũ và cuối cùng là chết cây.

    hoa hong bi den than

Tránh tưới nước quá nhiều cho cây hoa hồng khiến bộ rễ bị úng thối

3. Tác hại

  • Bệnh có thể không gây chết cây ngay. Nhưng từ những đoạn nhỏ bị bệnh có thể phát triển dọc thân hồng gây cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây, cuối cùng là cây sẽ chết dần chết mòn
  • Nguy hiểm hơn nếu nấm bệnh, vi khuẩn tấn công vào mắt ghép. Đây là bộ phận nối giữa thân hồng ngoại và hồng dại, có thể khiến cây hồng ngoại chết nhanh hơn.
  • Khi bệnh tiến triển nặng thì khó có thể cứu cây khỏe mạnh lại được nữa. Do đó nên cần quan sát kỹ để có cách can thiệp và xử lý kịp thời.

4. Cách phòng ngừa

  • Hoa hồng là cây có bộ rễ chùm. Trong 1, 2 năm đầu tiên nếu cây phát triển bình thường thì bộ rễ của cây sẽ chỉ phát triển ở tầng đất phía trên và sau đó sâu xuống tầng đất thứ hai. Giai đoạn nhạy cảm nhất của cây là giai đoạn này vì rễ cây dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại.
  • Vì nguyên nhân chính gây bệnh là do mùa mưa cao điểm kéo dài, rễ luôn ở trình trạng ngậm nước, vì vậy việc khơi thông lỗ chậu thường xuyên, hạn chế úng là việc cần thiết. mặt khác chú ý chăm sóc cây kỹ hơn vào thời điểm trên cho cây, bón thúc cho cây phát triển đầy đủ dinh dưỡng 
  • Bổ sung thêm các loại thuốc sinh học, thuốc trị bệnh nấm, chú ý bảo vệ và chăm sóc phần rễ cây hơn.
  • Hoa hồng khi trồng chậu nên chọn loại đất kỹ, tơi xốp là tối ưu nhất, đáy chậu nên lót một lớp dễ thoát nước như Đất nung size lớn, gạch , xốp..
  • Nên hạn chế đặt cây quá gần, khoảng cách cây trồng tối ưu nhất là 80-100cm (1 mét) và đặt cây ở vị trí có ánh nắng ít nhất 3 tiếng/ ngày và thường xuyên cắt tỉa các cành già, cành tăm..

5. Cách Phòng ngừa & chữa trị cho cây hoa hồng khi bị đen thân?

Ngay khi phát hiện ra cây hoa hồng nhà mình bị bệnh đen thân cần làm những việc sau:

a. Cách ly, cắt tỉa

  • Cần cách ly ngay cây hoa hồng bị bệnh với những cây khỏe mạnh khác để tránh tình trạng lây lan virus, nấm bệnh.
  • Tiến hành thay đổi đất và giá thể ngay, vì lúc đó đất đã bị vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập gây hại đến bộ rễ.
  • Di chuyển cây ra khỏi khu vực bị trũng nước hoặc ngập úng, nếu tình trạng mưa bão kéo dài cần có các vật dụng che chắn bảo vệ cho cây.
  • Thực hiện việc cắt tỉa cành hồng bị nhiễm bệnh (trước và sau cắt tỉa cần vệ sinh, khử trùng dụng cụ). Dùng kéo tỉa cành cắt xuống thân đen khoảng 2-3cm, khi cắt xong cần thu gom và tiêu hủy ngay.

b. Sử dụng thuốc BVTV

  • Sau khi cắt tỉa các cành bị đen thân, bôi Keo liền sẹo thì sử dụng cách loại thuốc chuyên trị đen thân như: AGRI-FOS 400, PHYTOCIDE 50WP tưới gốc, hoặc phun xịt thân, lá, rễ  hoặc dùng thêm COC 85 pha sệt quét lên lên phần cắ tỉa. Riêng trường hợp cây đang bị Rệp vảy thì cắt mạnh tay các cành đang bị Rệp vảy (sử dụng MOVENTO + CONFIDOR của Bayer) sau đó sử dụng kèm AGRI-FOS 400, PHYTOCIDE 50WP. 

c. Sau khi chữa trị xong thì chú ý về phân bón đặc biệt các loại phân hữu cơ như DYNAMIC LIFTER, GROBEL 3.4.3, JAPON 3.53...và bổ sung thêm số vi lượng cần thiết..